Hiện nay, việc chọn lát sàn bằng gạch không còn phổ biến nữa mà nó được thay thế bằng những tấm nhựa tổng hợp từ nhiều lớp mang tính bền cực kì cao hay tấm gỗ dày mang lại cho gia chủ cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Việc đưa ra quyết định nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa trên bề mặt sàn nhà vẫn đang là bài toán nan giải cho các gia chủ. Dựa trên kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực sàn gỗ, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nên chọn loại nào qua bài viết sau.
Đặc điểm, cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa
Để đưa ra quyết định “Nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa?”, trước hết bạn hãy tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa.
Sàn gỗ công nghiệp: Là một loại sàn tổng hợp, vật liệu nhân tạo đầu tiên thay thế sàn gỗ tự nhiên. Sản phẩm nhanh chóng trở nên phổ biến với nhiều kiểu dáng, họa tiết, hoa văn, vân gỗ đến chất lượng.
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp thiết yếu: lớp bề mặt là lớp chịu tiếp xúc, diễn ra hiện tượng cọ xát và mài mòn trong quá trình sử dụng, tiếp đến là lớp Film làm bề mặt sàn gỗ trông như thật. Hai lớp kế tiếp là lớp cơ sở và lớp đế, cả hai lớp này chứa rất nhiều lõi HDF có khả năng chống ẩm, chịu lực, tính ổn định cao, ít bị phồng bởi nước và cũng là nơi hấp thụ hơi nước bốc lên từ mặt đất, đem lại cảm giác thoáng mát cho gia chủ.
Sàn nhựa: Sàn nhựa có nhiều loại: sàn bóc dính, sàn dán keo, sàn vinyl cuộn, sàn nhựa hèm.
Cấu tạo sàn nhựa gồm có một lớp tiếp xúc, một lớp mặt bảo vệ UV, lớp in 3D, lớp vinyl rắn (đây là lớp chứa những chất hoá học chống thấm, chống lửa cháy lan). Cuối cùng là phần đế có khả năng chống ẩm cao và kháng khuẩn cực kì tốt.
Ưu điểm, khuyết điểm của sàn gỗ và sàn nhựa
Cả sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người mà lựa chọn nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về vấn đề này.
Sàn gỗ
Ưu điểm
- Sàn gỗ có lớp tiếp xúc dày, khả năng chống trầy xước tốt.
- Mang lại tính thẩm mỹ cao đối với những gia chủ thích sự tinh tế.
- Không cho phép hình thành nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên bề mặt.
- Dễ thi công trong quá trình lắp đặt, dễ sửa chữa
- Có độ bền cao.
- Mang ý nghĩa phong thuỷ, thích hợp với những gia chủ thuộc mệnh Hoả hay mệnh Mộc.
- Dễ dàng làm sạch và bảo trì, ít lưu lại bụi bẩn, đem lại không gian sống an toàn và thoải mái hơn.
Nhược điểm
- Khả năng chịu nước kém hơn sàn nhựa.
- Không có khả năng cản âm thanh do kết cấu không liền lạc và mang tính kín kẽ cao dẫn đến việc âm thanh có thể truyền qua sàn gỗ.
- Không lắp đặt được trong phòng tắm
Sàn nhựa
Sàn nhựa
Ưu điểm
- chống ồn, cách âm tốt, không bị mối mọt.
- Chống thấm nước mạnh mẽ hơn so với sàn gỗ.
Nhược điểm
- Không mang lại được cảm giác chân thật nhiều so với sàn gỗ thật.
- Về mặt giá cả cũng sẽ cao hơn so với sàn gỗ công nghiệp do đây là phân khúc sản phẩm cao cấp.
- bề mặt dễ trầy xước trong quá trình sử dụng, nhứng loại sàn nhựa có độ dày 5mm trở xuống tuổi thọ không cao do quá mỏng, dẽ bị gãy hèm, bong mặt sau thời gian sử dụng.
- màu sắc không phong phú như sàn gỗ
- rất khó sửa chữa với khí hậu ở nước ta, khi bị nứt gãy hèm thì chỉ bỏ đi, gần như không tái sử dụng được
Nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa?
Nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa?
Sau khi so sánh sàn gỗ và sàn nhựa, bạn chưa biết nên lát sàn gỗ hay sàn nhựa thì hãy so sánh từng tính năng của 2 loại sàn gỗ này.
- Sàn nhựa sẽ phù hợp với các công trình không đòi hỏi thẩm mỹ cao như sàn văn phòng, nhà hàng, quán cafe, trường mầm non…. những nơi mà dễ tiếp xúc với nước
- Sàn gỗ sẽ là ưu việt với các công trình nhà ở, khách sạn, cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại… bởi tính thẩm mỹ cũng như tiện ích của nó